VinFast VF 6 giá từ 675 triệu đồng, có thể mua pin giá rẻ
Mặc dù được xếp hạng là một trong những ứng dụng Google được tải xuống nhiều nhất, nhưng một sự cố gần đây của Google Maps đã khiến hàng trăm du khách lâm vào tình huống khó xử.Vấn đề xảy ra khi nhiều khách du lịch ở Ấn Độ, thay vì đến Đền Kollur Mookambika nổi tiếng, lại bị dẫn lạc đến ngôi làng Nandalike. Nguyên nhân của sự nhầm lẫn này là do Google Maps đã gán nhãn sai cho một ngôi đền nhỏ hơn ở Nandalike, khiến tài xế tin rằng họ đang đến đúng địa điểm.Chandan, một du khách từ Hyderabad, bức xúc chia sẻ: "Chúng tôi đã đi từ Hyderabad đến Udupi theo chỉ dẫn của Google Maps, nhưng lại kết thúc ở Nandalike. Điều này thật rắc rối, đặc biệt là vào ban đêm. Sự nhầm lẫn này đã gây ra rất nhiều bất tiện cho chúng tôi".Đáng chú ý, một cư dân địa phương cho biết "hàng trăm phương tiện" đã bị chuyển hướng sai trong 3 tháng qua và một số người đã báo cáo sự cố với Google, mặc dù vậy công ty này vẫn chưa thực hiện khắc phục lỗi. Đây chắc chắn là một điều khó chịu cho người dùng, đặc biệt cho một trong những địa điểm du lịch phổ biến tại Ấn Độ.Sự cố nói trên cũng cho thấy, ngay cả khi Google Maps đã trở thành một công cụ hữu ích cho việc tìm đường, độ chính xác của nó cần được cải thiện để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho người dùng. Các chuyên gia khuyến cáo người lái xe nên chú ý đến các biển báo đường bộ và thông tin địa phương để tránh những tình huống tương tự trong tương lai.Vào ngày 23.11.2024, một sự cố đặc biệt nghiêm trọng xảy ra khiến 3 người đàn ông ở Ấn Độ thiệt mạng do rơi xuống sông khi lái xe trên cây cầu bị sập ở bang Uttar Pradesh. Báo cáo cho thấy nguyên nhân tai nạn đến từ việc nhóm người này đi theo chỉ dẫn trên Google Maps và đi nhầm vào một phần của cây cầu đã bị sập do lũ lụt xảy ra hồi đầu năm 2024. Trong khi người dân địa phương biết rõ tình trạng nên không sử dụng, ba nạn nhân không nắm được thông tin do đến từ nơi xa, kết hợp với việc đoạn cầu sửa chữa không có rào chắn hoặc biển báo nào nên dẫn đến tai nạn.Sàn giao dịch tiền điện tử Binance phải trả 4,3 tỉ USD
Có dịp tác nghiệp tại huyện A Lưới (Thừa Thiên-Huế), tôi thường được anh em người bản địa nhắn gửi tết này về với bản làng để họ đãi những thức ngon, món lạ chỉ có trong dịp tết. "Anh sẽ không thất vọng đâu! Nhiều người khi ăn Tết Nguyên đán cùng đồng bào đã ví von tết ở thung lũng A Lưới cứ như một "đại hội" ẩm thực với rất nhiều món đặc sản của các dân tộc mà không phải ai cũng có dịp thưởng thức một lần trong đời", anh Lê Văn Hôi (33 tuổi, người dân tộc Pa Kôh, trú tại xã Hồng Thượng) mời gọi.Anh Hôi dẫn chứng không phải người địa phương nào cũng một lần được nếm món sâu tre (loài sâu sống trong ống tre - NV) xào lá kiệu, gọi là P'reng. Bởi, trước tháng 9 và sau khoảng tháng 2 - 3 hằng năm, sâu đã chui khỏi thân tre, hóa bướm. Hay món chuột rừng ướp với gừng, ớt hiểm thêm chút muối rồi cho vào ống tre để nướng. Rồi món A choor (một loài cá suối) gói trong mấy lớp lá chuối đem vùi trong than hồng… Đây là những món ăn "có tiền cũng không mua được" bởi nguyên liệu, gia vị đều là những loài đặc hữu chỉ xuất hiện theo mùa và chỉ có ở dãy Trường Sơn. Ngày thường, muốn ăn những món này cũng không có nhưng đến Tết Nguyên đán là rất nhiều gia đình Pa Kôh sửa soạn để mời khách."Trước tết khoảng 1 tháng, trai tráng trong làng hú gọi nhau cắt rừng đi tìm sản vật, dĩ nhiên không phải là động vật hoang dã cấm đánh bắt mà là những con cá suối, ốc, ếch nhái, nòng nọc… Chúng tôi cũng đi hái, đào các loại gia vị như tiêu rừng (mắc khén), gừng, riềng… mang về tích trữ. Đến ngày tết, khách đến chơi nhà, tùy theo món mà chỉ cần mang ra nướng, xào với lá kiệu, nấu với môn thục… là đã có ngay món ăn ngon lành, nóng hổi", anh Hôi cho biết. Trước tết 1 tháng, cộng đồng người Tà Ôi cũng tất bật chuẩn bị những món ăn đậm vị vùng cao. Có những món được làm trước tết cả chục ngày, đặc biệt là các loại bánh làm từ nếp. Cụ bà Căn Hoan (80 tuổi, người Tà Ôi, trú tại xã Hồng Thái) bảo đàn ông đi kiếm mồi nhắm, làm rượu còn đàn bà thì giã gạo, chọn nếp, tìm lá gói bánh. Người Tà Ôi thường chọn các loại gạo nếp bản địa thơm ngon như ra dư, cu cha, trưi… để làm bánh, xôi ống. "Mẹ thường làm để dâng Yàng (Trời - NV) vào dịp tết. Trong đó, bánh a quát khó gói nhất vì phải làm nhọn 2 đầu bằng lá đót tươi rồi cho nếp vào. Khi làm xong, bánh nhìn như 2 chiếc sừng trâu nên còn gọi là bánh sừng trâu. Ăn bánh kèm thịt nướng, rất ngon", cụ Căn Hoan nói. Cụ vẫn làm bánh nếp giã nhuyễn cùng mè đen (adeep man), món bánh đặc biệt đang có nguy cơ thất truyền.Gắn bó nhiều năm với đại ngàn Trường Sơn, nhà nghiên cứu Trần Nguyễn Khánh Phong nhận định vào ngày tết người Tà Ôi thể hiện nét truyền thống qua văn hóa ẩm thực với những món ăn độc đáo, chuẩn bị công phu. "Vì sinh sống ở vùng núi rừng lạnh buốt, di chuyển nhiều nên người Tà Ôi thích ăn khô, mặn, cay. Bởi vậy, hầu hết các món ăn của đồng bào đều được chế biến theo cách nướng, thui, luộc hoặc tái", ông Phong cho hay. Một số món ăn độc đáo vùng cao vào dịp tết có thể kể đến gồm cá và thịt thui ống (cho thịt vào ống tre rồi lấy cùi bắp đậy lại, đặt nướng lăn tròn đều trên than hồng), môn thục cắt thành từng khúc trộn chung với thịt đã ướp sẵn rồi đổ vào ống để thui… Lạ lùng hơn, theo ông Trần Nguyễn Khánh Phong, những món thoạt nghe qua có vẻ sẽ kén người ăn như món thui chim, chuột, cua ủ thối lại là những đặc sản cao cấp. Nguyên liệu sau khi được làm sạch, ướp gia vị cho vào từng ống tre, nứa hoặc quả bầu khô rồi chỉ cần thui trên lửa một vòng cho có hơi nóng, sau đó cất vào gùi hoặc để lên giàn bếp, sau vài ngày mở ra ngửi thấy có mùi là ăn được. Người Tà Ôi cho rằng dịp lễ tết mang những món này ra đãi khách xem như thể hiện tấm lòng quý mến của gia chủ đối với khách.Nghệ nhân ưu tú Hồ Văn Hạnh (77 tuổi, trú tại xã Trung Sơn), người được mệnh danh là "cuốn từ điển sống của đại ngàn Trường Sơn", cho biết lịch nông vụ của cộng đồng các dân tộc ở A Lưới thường kết thúc vào tháng 10 âm lịch, sau đó người dân sẽ ăn tết mừng lúa mới Aza (chọn một ngày từ 6.11 - 24 tháng chạp). Đón Tết Nguyên đán của đất nước, người dân xem như đã gộp 2 cái tết vào chung vui một lần. Vì vậy, các gia đình không tiếc công sức đi tìm sản vật về đãi khách. Những đặc sản của mỗi dân tộc đều được soạn sửa kỳ công, dâng lễ Aza thế nào thì họ dọn tết cũng như thế đó. "Bố thì quan tâm đến "ẩm" hơn "thực". Tết mà! Đàn ông phải có chi nhâm nhi cùng bạn bè mới vui. Bố thích nhất là rượu tr'đin, tức "rượu trời" vì được cất ngay trên đọt cây", già Hạnh khề khà. Là người Pa Kôh nhưng già Hạnh lại thích thứ rượu truyền thống của người Cơ Tu. Theo già, đây là loại rượu thơm ngon nhất ở đại ngàn Trường Sơn, được chiết từ cây tr'đin mọc trong rừng sâu. Người thợ chỉ cần rạch một đường trên thân cây rồi lấy can hứng nước. Bỏ thêm ít vỏ cây chuồn phơi khô, nước sẽ tự lên men cho ra thứ hương vị có một không hai. Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Hoài Nam (79 tuổi, người dân tộc Cơ Tu, trú tại xã Hồng Hạ) tự hào vì rượu tr'đin được các dân tộc anh em, kể cả người Kinh ở A Lưới, yêu thích và "không có mà bán" vào mỗi dịp tết. Già Nam cho biết người Pa Kôh, Tà Ôi cùng người Cơ Tu còn có một loại rượu tương tự tr'đin là rượu tà vạt được cất từ cây đoác. Cây đoác dễ tìm hơn, nhưng khai thác thì nguy hiểm hơn vì phải trèo cao hơn cây tr'đin. "Đây chắc là những loại rượu duy nhất trên thế giới được lấy trên cây mang về uống mà không cần phải chưng cất", già Nam cười. Tùy vào khẩu vị của mỗi người mà đến tết, đồng bào các dân tộc thiểu số còn nấu rượu nếp (xiêu), ủ rượu cần (a riêu), rượu mía vỏ chuồn (a véc), rượu mây rừng vỏ chuồn (tà via)…Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện A Lưới, nhận định mỗi dân tộc đều có phong tục tết cổ truyền mang màu sắc riêng. Nhưng thật đáng quý khi đồng bào mang "tết riêng" hòa vào "tết chung" của đất nước và các dân tộc vẫn giữ được nét ẩm thực độc đáo, đậm dư vị núi rừng. "Tết đến, nhà nhà lại sửa soạn những món ngon để mời khách. Cảm tưởng tết quê hương A Lưới cứ như một "đại hội" ẩm thực của các dân tộc với cơ man là món ăn, thức uống độc lạ… Thú vị hơn, giữa các gia đình còn giao lưu ẩm thực bằng cách trao đổi ống thịt, gùi bánh, chum rượu… để có thể thưởng thức những món mà nhà mình không có. Tết đoàn kết, đầm ấm", bà Thêm chia sẻ.
Không chịu nổi nắng nóng, nhiều người chẳng mong gì ngoài mong mưa
Ngày 20.3, Ban tổ chức Hoa hậu Việt Nam vừa công bố 41 thí sinh vào chung khảo Hoa hậu Việt Nam. Được lựa chọn từ 300 hồ sơ, các thí sinh sẽ cùng sống trong ngôi nhà chung của vòng chung khảo. Năm nay, ban tổ chức tiếp tục kiên định tiêu chí tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên, không chấp nhận thí sinh đã can thiệp thẩm mỹ, đồng thời nhấn mạnh 4 giá trị cốt lõi: nhan sắc, văn hóa, trí tuệ và cống hiến.Ông Phùng Công Sưởng, Tổng biên tập Báo Tiền Phong, Trưởng ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam cho biết, 99% thí sinh vào chung khảo là sinh viên, tốt nghiệp đại học, trong đó đông đảo thí sinh đến từ các trường đại học lớn, danh giá. Độ tuổi trung bình của các thí sinh là 21,3 tuổi.Cũng theo ông Phùng Công Sưởng, kết quả nhân trắc học cho thấy vẻ đẹp hài hòa, nhiều chỉ số nổi bật cả về chiều cao chạm ngưỡng 1,8 m. Nhiều thí sinh có thể nói thành thạo 2 - 3 thứ tiếng, nhiều bạn có tài lẻ như hát, múa, thuyết trình…Ông Sưởng còn cho biết, việc phỏng vấn thí sinh bằng tiếng nước ngoài năm nay của Hoa hậu Việt Nam cũng đặc biệt. Trong thành phần ban giám khảo có một giảng viên đại học có thể nói thành thạo 5 thứ tiếng, sẽ trực tiếp phỏng vấn các thí sinh. Một số hoa hậu cũng tham gia ban giám khảo như hoa hậu Nguyễn Thị Huyền, hoa hậu Thanh Thủy. Nhà sản xuất Hương Giang Idol cho biết về 10 tập truyền hình thực tế của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam. Theo đó, có 3 phần nội dung của chương trình truyền hình thực tế này. Phần 1 dự kiến 4 tập có nội dung Khởi đầu rực rỡ. Đó là 41 bước tới ngôi nhà chung của 41 cô gái. "Các cô gái bước tới với 41 tấm bằng học sinh giỏi", Hương Giang Idol cho biết. Phần 2 giới thiệu đêm chung khảo tại Hà Nội. Phần 3 dự kiến 4 tập, tìm ra đại sứ. Đây là phần giới thiệu về các đại sứ của cuộc thi, về đất nước, con người Việt Nam, với sự giới thiệu của các thí sinh hoa hậu.Trả lời câu hỏi của Thanh Niên về độ "thực tế" của chương trình thực tế này, Hương Giang Idol cho biết, chương trình sẽ có những cắt dựng để bảo đảm thời lượng lên sóng. Là một cuộc thi nhan sắc, chương trình cũng sẽ ưu tiên khoe ra cái đẹp. Tuy nhiên, việc cắt dựng vẫn hướng tới việc thực tế hơn nữa để công chúng biết được cuộc thi gắt gao của các thí sinh Hoa hậu Việt Nam.Cũng theo Hương Giang Idol, sự kịch tính của một chương trình thực tế cũng sẽ không phá vỡ sự chỉn chu, uy tín của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam. "Các hình ảnh đều được ban giám khảo thông qua. Cho nên, tính kịch tính quá mức để ảnh hưởng tới các bạn thí sinh chắc chắn sẽ không có", Hương Giang nói.Đêm chung khảo Hoa hậu Việt Nam 2024 dự kiến diễn ra tại Hà Nội vào tháng 4 tới, hứa hẹn bùng nổ với các phần thi, chương trình nghệ thuật hiện đại, mãn nhãn.
Cũng theo mediamart.vn, "chuyển khoản" là món quà thiết thực nhất mà ai cũng có thể tặng người ấy của mình vào ngày Valentine. Thời buổi công nghệ nên việc chuyển tiền qua tài khoản sẽ rất dễ dàng, nhanh chóng. Tặng quà Valentine cho bạn gái bằng phương thức này được rất nhiều người áp dụng và đều khiến cho các nàng vô cùng yêu thích. Đối với quà là ví cầm tay, vật bất ly thân của nhiều người. Với nhiều chị em, chiếc ví không chỉ dùng để chứa tiền mặt hay thẻ ATM mà còn là phụ kiện thời trang, điểm nhấn cho nàng khi đi chơi, dự tiệc tùng. Vì thế, đây sẽ là món quà valentine cho người yêu cực kỳ ý nghĩa, thể hiện bạn là một người chu đáo, trưởng thành.
Chiến sự Ukraine ngày 701: HĐBA Liên Hiệp Quốc họp khẩn về chuyến bay chở tù binh
Ivanka Trump (43 tuổi) là con gái của Tổng thống Donald Trump và siêu mẫu Ivana Trump. Cô sở hữu nhan sắc tuyệt đẹp, từng giữ chức cố vấn Tổng thống cho cha nhiệm kỳ 2016-2020."Khoảnh khắc đặc biệt của mẹ và con gái đầy thanh lịch, phong cách. Những chiếc nơ đỏ cổ điển, những tấm vải truyền thống tuyệt đẹp được cắt may hoàn hảo và mặc một cách duyên dáng", đại diện thương hiệu Suzannah London viết trên Instagram.Kate Middleton là một người hâm mộ Suzannah London. Cô mặc váy và áo khoác của thương hiệu này nhiều lần, bao gồm cả chiếc áo khoác cài nút có tông màu đỏ tương tự trước lễ đăng quang của Vua Charles III vào năm 2023.Trong khi đó, Arabella Kushner cũng mặc chiếc áo khoác đỏ dài đến đầu gối. Hai mẹ con đồng điệu về phong cách thời trang khi đều chọn bốt da đen cao cổ.Trước lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump, gia đình Kushner đã tham gia cùng toàn bộ đại gia đình ông Trump. Cô gái Arabella đã mượn chiếc áo khoác kẻ caro Suzannah London của Ivanka để diện vào dịp này.Ivanka Trump từng mặc chiếc áo khoác kẻ caro này trong một số dịp khi cô làm cố vấn cấp cao trong chính quyền đầu tiên của cha mình.Trong lễ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20.1, Ivanka Trump đã diện một bộ váy màu xanh lá cây và chiếc mũ phù hợp từ nhà mốt Dior.Về phần mình, Kushner chọn màu be đơn sắc, gồm một chiếc áo khoác kiểu áo choàng ấn tượng và quần ống đứng phù hợp.Ivanka Trump và chồng - Jared Kushner - còn có 2 con trai: Joseph (10 tuổi) và Theodore (8 tuổi).Ivanka Trump bắt đầu làm người mẫu từ năm 2007, trình diễn cho các nhãn hiệu thời trang cao cấp như Versace, Marc Bouwer, Thierry Mugler. Cô cũng từng xuất hiện trên ảnh bìa các tạp chí như Forbes, Golf Magazine, Avenue, Elle Mexico, Top Choice Magazine...